Đáo hạn ngân hàng là gì? Điều kiện thủ tục vay đáo hạn ngân hàng, đảo nợ món vay, giải chấp tài sản, lãi suất và các khái niệm liên quan
Hãy cùng Dịch vụ Vay vốn Thủ Đô tìm hiểu đáo hạn là gì và một số thuật ngữ có liên quan về thủ tục này nhé.
TÌM HIỂU ĐÁO HẠN NGÂN HÀNG LÀ GÌ?
Đáo hạn được hiểu là việc khách hàng phải thanh toán một khoản tiền vay ngân hàng khi đến hạn hợp đồng. Số tiền thanh toán đáo hạn là số tiền nợ gốc phải trả căn cứ theo hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ hoặc dư nợ thực tế của khách hàng. Tại thời điểm đáo hạn khoản vay có thể còn bao gồm nợ lãi phát sinh nên số tiền khách hàng phải trả ngân hàng bao gồm nợ gốc còn lại và nợ lãi phát sinh tính tới ngày đáo hạn.
vay
Đáo hạn ngân hàng là gì
CÁC LOẠI HÌNH ĐÁO HẠN HIỆN NAY
Đáo hạn thẻ tín dụng:
Đây là cách thức trả toàn bộ số nợ gốc của thẻ trước ngày đến hạn thanh toán của kỳ hạn 45 ngày không tính lãi của ngân hàng, để khách hàng không bị chịu lãi và tiếp tục rút ra từ thẻ đúng số tiền như vậy cho một chu kỳ không tính lãi tiếp theo.
Đáo hạn ngân hàng:
-
đáo hạn chuyển ngân hàng: giúp khách hàng chuyển đổi sang món vay mới có chính sách tốt hơn về hạn mức, thời gian vay, lãi suất, …
- đáo hạn tại chỗ: giúp khách hàng trả toàn bộ số nợ gốc khoản vay hiện tại trước khi hết hạn hợp đồng, và tiếp tục giải ngân một khoản vay mới cho một kỳ hạn tiếp theo.
Thời điểm đáo hạn ngân hàng phù hợp ?
Nếu thực hiện đáo hạn tại chỗ, về nguyên tắc chúng ta phải thực hiện đáo hạn trước ngày kết thúc khoản vay theo hợp đồng. Để tránh trường hợp có thể phát sinh các thiếu sót khiến công việc không suôn sẻ, chúng ta có thể thực hiện trước thời điểm đó từ 1-2 tuần để không phải lo lắng về việc này nữa.
Nếu thực hiện đáo hạn chuyển ngân hàng, chúng ta có thể thực hiện ngay sau khi có Thông báo cho vay của ngân hàng mới. Trước đó, khách hàng cần thông báo cho ngân hàng hiện tại về việc tất toán khoản vay và thông báo cho ngân hàng mới về việc chuẩn bị ký hợp đồng, nhằm giảm thiểu các thời gian trống không cần thiết.
Vay tiền để đáo hạn là gì?
Vay đáo hạn tức là việc khách hàng vay tạm tiền từ bên thứ 3 để làm thủ tục tất toán toán khoản vay cũ. Sau khi được giải ngân khoản vay mới, khách hàng sẽ thanh toán trả lại cho bên thứ 3. Khoản vay này có thể sẽ bị thu phí theo thời gian mượn tiền cụ thể, thông thường số ngày tính phí trung bình từ 5-7 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài hơn do các nguyên nhân khách quan khác.
Thủ tục đáo hạn ngân hàng, giải chấp tài sản có cần thực hiện đúng ngày không?
-
Nếu khoản vay không kịp hoàn trả sau khi bị quá thời điểm thanh toán, khách hàng sẽ bị các phiền phức như sau:
-
Bị ngân hàng giục giã đòi nợ liên tục: việc này rất đau đầu. Nhiều ngân hàng còn thông báo khoản nợ quá hạn tới cơ quan, chính quyền địa phương, người thân, bạn bè, .. khiến chúng ta xấu hổ và mệt mỏi.
-
Bị ngân hàng tính lãi phạt: lãi suất phạt trả chậm thông thường bằng 150% lãi vay thông thường. Nếu số tiền vay ít thì có thể không đáng kể, tuy nhiên nếu vay nhiều thì con số lãi sẽ rất nhiều khiến người vay tương đối xót ruột. Nếu khách hàng làm ăn kinh doanh thì chi phí lãi vay cao dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp.
- Bị ngân hàng đẩy nhóm nợ: nếu quá 10 ngày khoản vay sẽ chuyển thành nợ nhóm 2 đã gây khó khăn cho việc vay tiếp tại ngân hàng hoặc chuyển sang vay tại ngân hàng khác. Nếu không may sau 90 ngày vẫn chưa kịp thanh toán thì khoản vay sẽ chuyển thành nợ xấu. Các hệ lụy do bị nợ xấu rất nhiều và nghiêm trọng như khách hàng không thể vay mượn tại bất cứ đâu, khách hàng có thể bị rơi vào vòng xoáy nợ nần không thể tự giải thoát, khách hàng có thể mất nhà do ngân hàng làm thủ tục phát mãi, …
Tìm hiểu ví dụ về Đáo hạn ngân hàng
Ví dụ cụ thể về đáo hạn ngân hàng để khách hàng nắm rõ
Doanh nghiệp A được cấp hạn mức tín dụng là 10 tỷ đồng tại ngân hàng B, hạn mức được cấp có giá trị trong 12 tháng, mỗi khế ước nhận nợ có thời hạn 06 tháng. Trường hợp doanh nghiệp đã giải ngân hết hạn mức tín dụng, giải ngân làm 02 lần, lần một có giá trị 06 tỷ đồng vào ngày 15/01, lần hai có giá trị 04 tỷ đồng vào ngày 25/5. Như vậy với thời hạn mỗi khế ước nhận nợ là 06 tháng thì đến ngày 15/07 là thời hạn cuối cùng để doanh nghiệp A phải tất toán món giải ngân lần một. Đến ngày 25/11 doanh nghiệp A đến hạn tất toán món giải ngân lần thứ hai.
Trong trường hợp đến ngày 15/7 tức là ngày đến hạn thanh toán khoản vay thứ nhất, doanh nghiệp A không có tiền để nộp thanh toán cho ngân hàng B thì nguy cơ khoản vay sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn là rất rõ ràng. Khi đó món vay có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu. Khi món vay đã bị chuyển thành nợ quá hạn thì doanh nghiệp A rất khó khăn khi đi vay vốn tại ngân hàng khác vì các thông tin vay vốn của doanh nghiệp được cập nhật trên hệ thống CIC. Việc rơi vào vòng xoáy nợ quá hạn, nợ xấu, không vay được vốn sẽ khiến doanh nghiệp bế tắc không giải quyết được tình trạng tài chính hiện tại. Nguy cơ ngân hàng phải xử lý nợ, phát mãi tài sản là rất cận kề.
Như vậy từ một món vay không kịp đáo hạn hay tất toán trả nợ cho ngân hàng đã kéo theo hàng loạt hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi nào chúng ta cần đáo hạn ngân hàng ?
Trong thực tế nhu cầu vay vốn của các cá nhân & doanh nghiệp cho kinh doanh, phát triển sản xuất là rất lớn, tuy nhiên các ngân hàng vẫn phải thẩm định cân nhắc lựa chọn khách hàng đáp ứng điều kiện khi cho vay. Vì vậy vẫn xuất hiện tình trạng cung – cầu giữa ngân hàng và doanh nghiệp không phù hợp với nhau. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đã được quy định rõ về đối tượng, điều kiện cho vay, thời hạn, lãi suất và thu hồi nợ gốc cũng như việc đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay vốn. Khách hàng là các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân có nhu cầu vay vốn khi đáp ứng đầy đủ điều kiện của ngân hàng sẽ được giải quyết thủ tục vay vốn và giải ngân theo quy định.
Trong khi đó việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh, phát triển sản xuất với cá nhân, doanh nghiệp là việc phát sinh hàng ngày. Khách hàng vay vốn với mục đích cụ thể là để đầu tư sinh lời và họ phải thực hiện trả lãi hàng tháng và hoàn trả đầy đủ nợ gốc đúng kỳ hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng. Nếu hoạt động kinh doanh thuận lợi đúng kế hoạch thì việc trả nợ vay ngân hàng rất dễ dàng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân bất khả kháng như khủng hoảng kinh tế, thị trường khó khăn, khách hàng chậm thanh toán, rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đầu tư vốn vay sai mục đích, ... dẫn tới hoạt động kinh doanh thua lỗ, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng thời hạn, hoặc khó khăn đảm bảo thanh toán nguồn vốn mỗi kỳ đáo hạn. Đối diện với tình cảnh này, để có thể đáo hạn được khoản vay nhằm duy trì hoạt động kinh doanh bình thường, tránh bị kê biên tài sản thế chấp khi ngân hàng khởi kiện hoặc tránh cho khoản vay phát sinh thành nợ nợ xấu khiến cho nhiều khách hàng lo lắng.
Từ thực tế đó có thể thấy rằng trong thời gian vay vốn để làm ăn kinh doanh có không ít khách hàng gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán nợ do làm ăn, có thể là do kinh doanh thua lỗ hoặc trong hoạt động kinh tế gặp phải một biến cố nào đó dẫn tới gặp khó khăn trong việc chậm trễ trả nợ. Lúc này, người đi vay không chỉ nhận mức lãi phạt cao, bị đưa vào nhóm nợ xấu tín dụng, mà còn có nguy cơ bị ngân hàng phát mãi tài sản để thu hồi món vay. Đó là nguy cơ hoàn toàn có thể hiển hiện trước mắt.
Việc đáo nợ vay vốn ngân hàng, ngăn chặn món vay chuyển thành nợ xấu đã trở nên khá phổ biến. Từ đó giúp khách hàng có thể tiếp tục được duyệt vay các món vay mới cho công việc kinh doanh, hoặc những mục đích cá nhân khác. Hoặc bằng thủ tục đáo hạn khoản vay để chuyển món vay từ cá nhân thành doanh nghiệp và ngược lại, món vay ngắn hạn thành dài hạn, món vay trả nợ nhiều thành món vay trả nợ ít bằng cách cơ cấu phương án trả nợ, món vay theo món thành món vay hạn mức, .. Đó là các kỹ thuật dùng để lách nợ xấu, tránh phát sinh nợ xấu hoặc ngăn chặn các nguy cơ phát sinh nợ quá hạn đối với một món vay.
Thủ tục đáo hạn vay vốn ngân hàng bao gồm những gì?
-
Tùy theo từng khoản đáo hạn ngân hàng mà hồ sơ thủ tục sẽ cần chuẩn bị những gì, tuy nhiên khách hàng cần nắm được những hồ sơ cần chuẩn bị cơ bản như sau:
-
Hồ sơ vay vốn ngân hàng còn hiệu lực (bản sao) bao gồm hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, thông báo cấp tín dụng, ..
-
Hồ sơ tài sản bảo đảm như sổ đỏ, giấy đăng ký xe ô tô,… bản sao.
-
Giấy phép đăng kí kinh doanh nếu là doanh nghiệp; chứng minh thư, hộ khẩu, đăng ký kết hôn nếu là cá nhân;
- Và một số giấy tờ khác nếu cần thiết …
Đáo hạn ngân hàng là gì và các khái niệm liên quan
Làm cách nào để đáo hạn ngân hàng, giải chấp tài sản, đảo nợ món vay khi đến hạn thanh toán?
Bất cứ ai khi vay vốn cũng muốn trả nợ đúng hạn, tuy nhiên trong điều kiện hoạt động kinh doanh rất khó khăn, cạnh tranh cao như hiện nay thì không phải lúc nào kế hoạch tài chính cũng như mong đợi. Việc không huy động kịp thời tiền để thanh toán cho ngân hàng là hoàn toàn có thể xảy ra, và là việc không ai mong muốn. Có thể thấy ai cũng muốn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, nhưng việc chưa trả được là điều không mong muốn. Vậy có cách nào trả nợ ngân hàng hay đáo hạn ngân hàng khi đến hạn thanh toán hay không?
Lúc này người vay sẽ thực hiện đáo hạn khoản vay, chuyển đổi một khoản vay mới nhằm thay thế khoản vay cũ tại ngân hàng hiện tại, hoặc sang một ngân hàng mới với điều kiện tài chính phù hợp hơn.
Khách hàng sẽ mất phí phạt khi đáo hạn giải chấp món vay trước hạn
Các khách hàng đều biết rằng khi trả nợ món vay trước hạn, đặc biệt là các khoản vay mới tham gia được một vài năm đầu tiên thì khách hàng sẽ phải chịu một khoản phí phạt khi thực hiện tất toán này. Mức phí này đều được quy định cụ thể trên hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ hoặc các văn bản có liên quan. Mức phí phạt trả nợ trước hạn trên thị trường hiện này vào khoảng từ 1-3% trên tổng giá trị nợ gốc trả trước hạn. Đối với các món vay nhỏ thì mức phí này không đáng kể, tuy nhiên đối với các khoản vay lớn thì mức phí này sẽ lên tới vài chục triệu đồng, sẽ là một khoản chi phí mà người vay cần phải tính toán. Tuy vậy khi cần phải thực hiện đáo hạn thì khách hàng vẫn phải chấp nhận khoản phí này vì họ không còn sự lựa chọn nào khác.
Tại sao các ngân hàng lại thu phí phạt trả nợ trước hạn của khách hàng? Để lí giải cho khoản phí phạt này khi khách hàng trả nợ trước hạn, chúng ta đều biết rằng khi cho vay một món vay dài hạn thì ngân hàng sẽ phải huy động một khoản tiền dài hạn gần như tương ứng. Nếu khách hàng trả nợ trước hạn thì ngân hàng tạm thời sẽ bị mất nguồn thu tiền lãi dự tính do khoản tiền huy động này bị trống chưa có người vay, trong khi đó thì ngân hàng vẫn phải trả lãi bình thường cho món huy động. Vì vậy mà khoản thu phí tất toán trước hạn là một trong những biện pháp giúp cho ngân hàng cho vay bù đắp cho phần chi phí cho việc huy động vốn dự kiến phát sinh trong thời gian ngắn tiếp theo và khoản phí này hoàn toàn được pháp luật và ngân hàng nhà nước cho phép.
Vì vậy mà tất cả các tổ chức tín dụng đều có quy định cụ thể về khoản phí trả nợ trước hạn đối với mỗi khoản vay nhằm bù đắp cho các chi phí phát sinh, tổn thất về dòng tiền và đảm bảo cân đối nguồn vốn. Như vậy các khách hàng khi thực hiện trả nợ món vay trước hạn cần tính toán cân nhắc các khoản chi phí phát sinh, tính toán thiệt hơn về lợi ích và thiệt hại về tài chính để có quyết định có thực hiện việc đáo hạn hay không?
*************************************************
Trên đây là các vấn đề liên quan đến đáo hạn ngân hàng và một số nội dung liên quan. Nếu cần tìm hiểu rõ hơn về thủ tục đáo hạn ngân hàng là gì? Làm thế nào để đáo hạn món vay? Thủ tục đáo hạn như thế nào? Tìm hiểu rõ các hình thức đáo hạn nào trên thị trường? ... quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline để được tư vấn hỗ trợ kịp thời nhé.
Nội dung bài viết của bạn về sản phẩm: Chú ý: Không chấp nhận định dạng HTML!
Đánh giá: Kém Tốt
Nhập mã số xác nhận bên dưới: