Một số cách đối phó hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Ngày đăng: 05-12-2021
Tìm hiểu một số cách thức để đối phó với kẻ xấu có ý đồ lừa đảo âm mưu chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của người dân.

RỦI RO VỀ LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

Sự phát triển của công nghệ internet đã giúp mọi người kết nối với nhau nhiều hơn, nhưng bên cạnh những tiện lợi thì việc sử dụng mạng xã hội cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro đối với người dùng khi ngày càng có nhiều kẻ xấu khai thác các sơ hở của người sử dụng để thực hiện các hành vi phạm tội, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Đó là các vụ việc rủi ro liên quan tới thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân, các thông tin bảo mật của khách hàng trên dịch vụ ngân hàng điện tử haythông tin thẻ (tín dụng, thanh toán, ghi nợ). Khi kẻ gian có các thông tin này thì chúng có thể lợi dụng, gây thiệt hại tới tài khoản của khách hàng, đó là điều mà các khách hàng được khuyến cao và là mối quan ngại của các ngân hàng trên thị trường hiện nay.

 

Cách đối phó hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Cách đối phó hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

 

Để có thể chiếm đoạt được thông tin tài khoản của khách hàng, kẻ gian sẽ sử dụng rất nhiều thủ đoạn và cách thức, từ tinh vi đến đơn giản, thay đổi thường xuyên cách thức để đánh lừa người dân. Đó có thể là việc giả mạo kênh chuyển tiền quốc tế (Western Union) để đánh lừa người dân chuyển tiền qua hệ thống giả mạo, đây là cách tấn công trực tiếp các nạn nhân có thực hiện kinh doanh qua mạng hay thường xuyên giao dịch chuyển tiền. Hoặc đối tượng có thể mạo danh là một nhân viên ngân hàng đang chăm sóc khách hàng, gọi điện tới hỏi thông tin về tài khoản trả lương để nhận lương. Hay có thể giả mạo công an điều tra; thông báo nợ cước điện thoại; giả mạo hoặc tấn công các tài khoản mạng xã hội của người thân, bạn bè khách hàng để yêu cầu chuyển tiền, nộp tiền tới tài khoản giả mạo để chiếm đoạt.

 

Một số cách đối phó với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng 

Nhằm bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của khách hàng, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần chủ động bảo vệ thông tin bảo mật của mình và thường xuyên thay đổi mật khẩu dùng để truy cập các tài khoản ngân hàng điện tử, mật khẩu sử dụng thẻ, mã bảo mật để chủ động phòng ngừa để lộ thông tin cá nhân với kẻ gian, nhằm bảo vệ an toàn tài sản cá nhân.

 

cách đối phó hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Một số biện pháp đối phó hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

 

Ngoài ra khách hàng cũng cần lưu ý như sau:

Lưu ý thực hiện "Đăng xuất" khỏi tài khoản hay bấm nút "Thoát" trên màn hình dịch vụ sau khi truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử hay sau khi thực hiện thanh toán thẻ cho các giao dịch trực tuyến.

 

Khách hàng cần tuyệt đối không truy cập các trang web không đáng tin cậy, các trang web có thể giả mạo, các trang web không có chứng chỉ SSL, hoặc không nhấp vào bất kỳ đường link nào tới trang web của bên thứ ba dẫn tới hộp thoại yêu cầu cung cấp/cập nhật thông tin cá nhân và thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử, các thông tin đó bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã OTP (mật khẩu dùng một lần).

 

Khách hàng cần thực hiện bảo mật mã OTP của mình, tuyệt đối không cung cấp cho bất kỳ ai khác hoặc giao dịch thông tin mã này bằng bất kỳ hình thức nào như nhắn tin, trả lời điện thoại, tiết lộ trực tiếp… vì có thể trong quá trình đó có sở hở để kẻ gian nắm bắt. Mã OTP cần được bảo mật và dùng để ngân hàng xác thực khách hàng là người trực tiếp và chủ động thực hiện các giao dịch hiện tại như chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, thay đổi thông tin.

 

Khi sử dụng mạng xã hội nếu nhận được yêu cầu nào đó có dấu hiệu bất thường thì khách hàng cần chủ động áp dụng các cách xác thực của riêng mình nhằm xác định người đang trao đổi qua mạng xã hội với mình thực sự là ai để nhận diện nguy cơ lừa đảo. Ví dụ như có thể trực tiếp gọi điện thoại để xác thực các nội dung trao đổi trước đó; gọi điện lên tổng đài hỗ trợ của đơn vị chuyển tiền để xác thực trước khi thực hiện giao dịch, .. 

 

Trong trường hợp đã chót cung cấp các thông tin cá nhân hoặc thấy rằng bản thân có nguy cơ bị tấn công tài khoản, bị mất an toàn đối với tài khoản thì ngay lập tức hãy thực hiện việc thay đổi mật khẩu và thông báo ngay tới tổng đài của ngân hàng để đóng tài khoản ngân hàng điện tử.

 

Thường xuyên định kỳ thay đổi mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng điện tử, mật khẩu sử dụng thẻ để tránh lộ thông tin phòng trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản, tuyệt đối không cung cấp cho bất cứ ai khác thông tin mật khẩu hoặc các công cụ bảo vệ như mã mật khẩu OTP, thiết bị tạo mã OTP, .. 

 

Khi thực hiện thanh toán qua thẻ, không để các thẻ vượt xa khỏi tầm mắt quan sát của bản thân, tránh không để bị sao chụp các mặt trước mặt sau thông tin của thẻ. Nếu cần có thể dùng băng dán che mã bảo mật CVV phía mặt sau của thẻ. Nên sử dụng thẻ có gắn chíp điện tử để tăng cường khả năng bảo mật hơn.

 

Cuối cùng, các khách hàng cũng cần lưu ý rằng các ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng của mình cung cấp thông tin cá nhân bao gồm thông tin thẻ, thông tin tài khoản ngân hàng điện tử như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP khitruy cập dịch vụ ngân hàng điện tử dưới bất kỳ hình thức nào. 

 

(Tổng hợp) 

 


Bạn hãy đánh giá mà bạn biết về sản phẩm này
Tên bạn:


Nội dung bài viết của bạn về sản phẩm: Chú ý: Không chấp nhận định dạng HTML!

Đánh giá: Kém            Tốt

Nhập mã số xác nhận bên dưới:

Nội dung liên quan (3)